Những phong tục đặc sắc còn lưu giữ trong đám cưới của người Hoa tại Việt Nam

Ở đám cưới người Hoa tại Việt nam có rất nhiều phong tục đặc trưng và rất khác so với người Việt, từ các lễ nghi cho đến việc chọn nhà hàng tiệc cưới. Cùng tham khảo qua các phong tục này nhé!

Tục lấy lá số so tuổi

Bất kỳ một đôi trai gái nào yêu nhau và dáng có ý định muốn tiến tới hôn nhân thì chàng trai sẽ thưa chuyện với gia đình nhà trai. Sau đó nhà tai sẽ qua nhà gái để xin phép sự chấp thuận. Sau khi được chấp thuận thì nhà trai sẽ lấy tuổi của cô gái về xem có hợp với chàng trai hay không và quyết định ngày lành tháng tốt để cử hành hôn lễ.

Tục hỏi vợ cho chú rể

Sau khi lấy lá số so tuổi với nhau, nếu chàng trai và cô gái hợp tuổi thì nhà trai sẽ cùng với bà mai mối sang xin cưới cô gái. Lúc này họ sẽ mang những lễ vật gồm có:

  • 1 mâm quả quýt được nhà trai dán lên từng chữ hỷ
  • 4 món hải vị: nấm đông cô, tóc tiên, tôm khô, mực khô
  • 1 cặp gà còn sống
  • 1 con heo quay cùng với bánh cưới truyền thống

Nếu nhà gái ưng thuận sẽ mời nhà trai ở lại cùng ăn bữa cơm với họ, sau đó nhà trai sẽ cùng bố mẹ đi về để bà mai ở lại trao đổi và thỏa thuận với nhà gái về lễ vật và tiền cưới.

Lễ nghinh thân

Trước lúc cô dâu và chú rể cử hành hôn lễ tại nhà hàng tiệc cưới, người Hoa còn một phong tục tương đối giống với người Việt là lễ rước dâu – lễ nghinh thân. Trước khi chú rể lên đường đón cô dâu về nhà mình thì bố mẹ sẽ lì xì lấy hên cho chú rể. Bố sẽ khoác áo và mẹ sẽ cài hoa lên bộ vest cho chú rể.

Khi rước dâu, người Hoa thường sẽ đi đường vòng và đường lúc đi sẽ khác so với lúc về. Vì họ quan niệm rằng điều này sẽ khiến cho nhà chú rể chuyển vận và gặp được nhiều may mắn. Khi xe đến nhà gái thì em trai cô dâu, hoặc em họ sẽ giúp chú rể mở cửa xe, người mở cửa sẽ dâng trà cho chú rể.

Tục phát lì xì

Không chỉ những dịp lễ Tết mà cả trong đám cưới, người Hoa hay người Việt cũng sẽ đều phát lì xì.

Lì xì trong lễ cưới

Ý nghĩa cho việc làm này là cảm ơn vì mọi người đã đến chúc phúc cho ngày vui của học và mong muốn sự may mắn và thuận lợi trong mọi việc từ phía cô dâu chú rể đến khách mời của họ. Với người Việt, việc phát lì xì chỉ phát ở lễ rước dâu và người được nhận thường sẽ là những người bê tráp và anh chị em trong nhà. Nhưng với người Hoa, bao lì xì không những được phát tại lễ nghinh phong mà loại hồng bao này cũng được xem như một loại quà cưới và được phát trong buổi lễ cho khách mời của họ.

Tục chặn cửa

Khi có báo hiệu đoàn rước dâu của chú rể đang đến gần thì chị em, bạn bè nhà gái sẽ đóng chặt cửa và khóa chốt cản thận. Những chị em bên ngoài sẽ bày trò làm khó cho đoàn rước dâu. Chú rể có thể nhận được sự viện trợ đến từ các bạn nam nếu như gặp phải tình huống khó, Cho đến khi chị em nhà gái cảm thấy hài lòng thì sẽ mở cửa cho chú rể vào trong với cô dâu.

Sau khi chú rể và dàn phù rể vào nhà cô dâu

Sau khi vào được nhà cô dâu, chú rể và cô dâu sẽ cùng nhau bái lạy tổ tiên sau đó tiến hành mời bố mẹ và họ hàng nhà gái ăn hỷ quả. Hỷ quá là các loại mứt như hạt sen, táo đỏ,…các loại hạt này đều mang đến ý nghĩa may mắn cho ngày cưới.

Tục khóc trước đám cưới

Theo phong tục của người Hoa xưa, việc cô dâu khóc lóc thảm thiết trong ngày xuất giá thì càng khóc sẽ càng phát đạt. Nhưng hiện nay, tục lệ này không còn nữa, nếu có khóc cũng chỉ là cô dâu nhìn lại công dưỡng dục của cha mẹ hoặc khóc vì niềm vui .

Tục cầm dù, tung gạo và chui vào quần anh trai trong lễ cưới

Nếu cô dâu và chú rể cưới trước anh trai ruột của họ thì cặp đôi sẽ phải bước qua cửa chính bên trên có treo quần của anh trai. Nhưng tục lệ đã thay đổi dần thành treo quần anh trai ở của phụ hoặc tặng đồ mới cho anh để mong cầu sự may mắn. Không những vậy cầm dù và tung gạo cũng sẽ cho người có được hạnh phúc trong hôn nhân tiến hành làm, nhằm cầu chúc cho cặp đôi có một cái kết viêm mãn.

Che dù và rải gạo cho cặp đôi ngày cưới

Lễ cưới của người Hoa

Các nghi lễ quan trọng trong đám cưới người Hoa thường được cử hành tại nhà riêng, còn nghi lễ chúc phúc lại được họ cử hành tại nhà. Tiệc rượu mừng hạnh phúc sẽ được diễn tại nhà hàng tiệc cưới vào buổi tối ở các khu vực có nhà hàng quận 5. 6,11.

>>>Xem thêm nhà hàng tiệc cưới uy tín tại Sài Gòn

Kết

Tóm lại, tuy sống lâu tại Việt Nam nhưng những người thuộc cộng đồng gốc Hoa vẫn giữ lại một số truyền thống tốt đẹp của học trong ngày cưới. Qua bài viết này, hy vọng các cặp đôi gốc Hoa trước khi lựa chọn nhà hàng tiệc cưới sẽ nắm biết thêm nhiều phong tục đặc sắc của dân tộc mình.

Recent Posts

Bạn đau đầu khi lên kế hoạch cho đám cưới trong mơ? Đến Riverside Palace – Trung tâm tổ chức tiệc cưới hàng đầu tại TP.HCM

Ngày cưới là dấu mốc quan trọng đánh dấu hành trình hạnh phúc lứa đôi. Để ngày ấy thêm phần…

2 days ago

Biến menu đám cưới đơn giản thành bàn tiệc sang chảnh

Đám cưới là một trong những dịp quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Để có một đám…

1 week ago

Những điểm xịn xò của nhà hàng tiệc cưới ở quận Tân Bình

Nhà hàng tiệc cưới tại quận Tân Bình đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều cặp đôi khi…

1 week ago

Tất tần tật về giá bàn tiệc cưới Gala center

Trong hành trình tạo nên một buổi tiệc cưới hoàn hảo, việc hiểu rõ về chi phí và các gói…

3 weeks ago

Cẩm nang chọn địa điểm tổ chức đám cưới lý tưởng

Đám cưới là ngày quan trọng nhất của mỗi người trong đời. Đó là dịp để hai người yêu nhau…

3 weeks ago

Tổ chức tiệc cưới trọn gói: Gợi ý 5+ mẫu hoa cầm tay đẹp trong ngày cưới

  Ngày cưới là một trong những dịp quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Để có một đám…

4 weeks ago