Đám cưới ở miền Nam và những điều bạn chưa biết

Written by

Sự kiện cưới hỏi là cột mốc lớn của một cặp đôi và gia đình hai bên. Tuy nhiên, văn hóa và phong tục ở mỗi nơi lại khác nhau. Nếu bạn kết hôn với người miền Nam, vậy hãy để nhà hàng tiệc cưới TPHCM – Riverside Palace chia sẻ đến những lễ nghi cần có cho một đám cưới nhé!

Theo phong tục truyền thống về cưới hỏi ở Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng thì có tổng cộng 6 lễ chính mà hai bên gia đình cần tuân thủ khi tổ chức đám cưới cho đôi uyên ương. Bao gồm:

  • Lễ giáp lời
  • Lễ thông gia
  • Lễ cầu thân
  • Đám hỏi
  • Lễ cưới
  • Lễ phản bái (hoặc lễ giở mâm trầu)

Tuy nhiên, cho đến ngày nay thời kỳ mà ai ai cũng bận rộn, ít có thời gian hơn nên việc đáp ứng tất cả những lễ trên là điều khó thực hiện đầy đủ. Đối với người miền Nam, hiện nay mọi nhà vẫn cố gắng và tinh gọn thành 4 lễ chính, cụ thể như sau:

1. Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ theo cách gọi cũ là lễ giáp lời. Đây là nghi thức đầu tiên khi chuẩn bị cho việc cưới hỏi, là lúc hai bên gia đình gặp gỡ nhau, trò chuyện về mối quan hệ của hai giai đình và bàn bạc chuyện cưới hỏi cho hai con.

Lễ dạm hỏi

Tại lễ giáp lời, thường sẽ có ông mai và bà mối là người trung gian gắn kết hai bên gia đình. Tuy nhiên, nếu cô dâu và chú rể đã quen nhau từ trước thì không cần đến ông mai bà mối nữa. 

2. Lễ đính hôn

Lễ đính hôn được tổ chức tại nhà cô dâu, hay còn gọi là lễ ăn hỏi. Đây là lúc nhà trai sang nhà gái để thực hiện một số nghi thức đính hôn cho đôi bạn trẻ. Với nghi thức này, cô dâu mặc áo dài truyền thống, chú rể có thể chọn mặc áo dài khăn đóng hoặc vest tùy thích. Hai bên gia đình sẽ có một người đại diện, ngày xưa thường gọi là “trưởng tộc” đứng lên điều khiển buổi lễ. 

Lễ đính hôn

Trong buổi lễ, gia đình chú rể sẽ tặng cô dâu nữ trang và trao tiền mừng cho nhà gái. Và nghi thức đặc biệt của người miền Nam là nghi thức lên đèn. Theo quan niệm dân gian thì ngọn đèn được lên có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống hôn nhân sau này của cô dâu và chú rể. Chúng đại diện cho những điều tốt đẹp và viên mãn cho hai vợ chồng son. 

3. Lễ cưới

Sau lễ đính hôn là lễ cưới. Cho đến ngày nay, thì lễ cưới được diễn ra cùng ngày với buổi tiệc cưới mời quan khách, họ hàng, người thân. Thời điểm nhà trai đến đón cô dâu. Cổng hoa cưới lúc này sẽ đề bảng “Lễ Vu quy” ở nhà nữ hoặc “Lễ Thành hôn” ở nhà nam.

Lễ cưới

Đối với phong tục của người miền Nam, trước ngày nhà nam đến đón dâu, cô dâu sẽ thực hiện nghi thức “lạy xuất giá” tại nhà của mình. Với nghi lễ này, cô dâu sẽ chọn cho mình chiếc áo dài thiết kế đơn giản và thực hiện nghi thức bái lạy đối với phụ thân phụ mẫu và nội ngoại hai bên. Đây được xem là nghi thức cảm tạ công đức sinh thành của cha mẹ dành cho cô con gái khi chính thức bước chân về nhà chồng. Và trong ngày cưới, cô dâu và chú rể sẽ trao nhẫn cưới cho nhau và chính thức nên duyên vợ chồng. 

Lễ vu quy – Lễ thành hôn

4. Lễ phản bái

Sau đám cưới là tục giở mâm trầu. Đây còn gọi là lễ phản bái sau 3 ngày của ngày cưới. Gia đình chú rể sẽ cùng đôi vợ chồng son mang theo một món quà về nhà gái để thực hiện nghi lễ. Lễ vật lúc này có thể là một cặp vịt như ngày xưa. Ngày nay, nếu gia đình nhà nam ở xa thì có thể thực hiện ngay sau lễ cưới hoặc được miễn luôn lễ này nếu nhà gái cho phép. 

Lễ phản bái

Với 4 lễ chính ở trên là những phong tục đã được rút ngắn so với thời xưa. Do đó chúng ta cũng nên duy trì dù là ở miền nam hay miền bắc các bạn nhé. 

Trên đây là những chia sẻ của nhà hàng tiệc cưới TPHCM – Riverside Palace về thủ tục tổ chức đám cưới. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn. Chúc đám cưới của hai bạn diễn ra thật viên mãn. 

Article Categories:
Cưới

Comments are closed.

Shares