7 yếu tố đặc trưng của một đám cưới truyền thống Việt Nam

Written by

Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu: 

“Ai chồng, ai vợ mặc ai

Bao giờ ra bản, ra bài hẵng hay

Bao giờ tiền cưới trao tay

Tiền cheo rấp nước mới hay vợ chồng”

Việt Nam ta là một đất nước Á Đông mang nặng những nghi thức truyền thống được kế thừa và phát huy. Trong đó, việc cưới xin là một chuyện vô cùng trọng đại và phải trải qua nhiều nghi lễ đặc biệt. Dù ngày nay, văn hóa các nước phương tây đã được du nhập vào Việt Nam khá rộng rãi, nhưng một tiệc cưới dù truyền thống hay hiện đại vẫn phải tuân theo những yếu tố không thể thiếu, thấm đẫm tính nhân văn sâu sắc. Nhà hàng tiệc cưới Riverside Palace đã tổng hợp và xin được gửi đến bạn những yếu tố đặc trưng của một đám cưới truyền thống Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu cùng chúng tôi nhé!

Dù văn hóa các nước phương tây đã được du nhập vào Việt Nam khá rộng rãi nhưng đám cưới Việt Nam vẫn giữ những yếu tố rất đặc trưng

Dù văn hóa các nước phương tây đã được du nhập vào Việt Nam khá rộng rãi nhưng đám cưới Việt Nam vẫn giữ những yếu tố rất đặc trưng 

Đám cưới không chỉ là chuyện của cô dâu, chú rể

Hẳn các bạn cũng đã biết, ở các nước Phương Tây, đám cưới thường được lên kế hoạch và tổ chức với sự sắp xếp chủ yếu của cô dâu, chú rể. Thế nhưng ở Việt Nam, không chỉ các cặp đôi mà gia đình, họ hàng hai bên sẽ cùng thảo luận và đưa ra những quyết định cho ngày cưới. Đây có lẽ là điểm đặc trưng và thú vị khi tất cả mọi người từ ông bà, bố mẹ, anh chị em, họ hàng ai nấy đều tất bật lo lắng, hỗ trợ cho kế hoạch cưới được diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn nhất.

Đám cưới được chuẩn bị bởi nhiều người thân trong gia đình

Đám cưới được chuẩn bị bởi nhiều người thân trong gia đình

Xem ngày cho lễ ăn hỏi, lễ cưới

Dân gian có câu: “Đám cưới chọn ngày, đi cày chọn hướng”. Theo quan niệm của ông bà ta, đám cưới được tổ chức vào ngày lành tháng tốt sẽ khiến cho cuộc sống hôn nhân của đôi uyên ương được lâu bền, thuận vợ thuận chồng. Thế nên, ngay khi các cặp đôi quyết định về chung một nhà, bố mẹ hai bên gia đình sẽ đi xem ngày để chọn ra ngày ăn hỏi, ngày cưới tốt nhất, thuận tiện nhất. 

Việc xem ngày cho lễ cưới là một yếu tố cần thiết

Việc xem ngày cho lễ cưới là một yếu tố cần thiết 

Màu đỏ không thể thiếu trong đám cưới

Nếu đám cưới thời “ông bà anh” tất cả mọi thứ từ rạp cưới, áo dài cô dâu, chú rể,… đều mang màu đỏ may mắn thì ngày nay, phong cách ở đa số các tiệc cưới đã phần nào được cách tân với những tông màu chủ đạo nền nã, mới lạ. Nhưng, sắc đỏ vẫn luôn được điểm xuyết trong tiệc cưới như một phần tất yếu. Bởi màu đỏ tượng trưng cho hoan hỷ, tình yêu nồng cháy, bền bỉ, sự may mắn, sung túc. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp gam đỏ ở những chiếc phong bì, khăn phủ lễ vật, đèn lồng hay lộng dù đặt ở cổng cưới,…Một tiệc cưới vừa mang hơi hướng hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc hẳn sẽ vô cùng ý nghĩa và đặc biệt.

Màu đỏ trong đám cưới thể hiện cho sự sang trọng, tình yêu nồng cháy, sự may mắn

Màu đỏ trong đám cưới thể hiện cho sự sang trọng, tình yêu nồng cháy, sự may mắn

Lễ vật là phần tất yếu

Dù ngày nay, tiệc cưới thường được rút gọn để thuận tiện và tiết kiệm nhưng lễ vật là phần không thể thiếu trong các đám cưới. Dù là tiệc ăn hỏi hay tiệc cưới thì nhà trai luôn phải chuẩn bị sính lễ chu đáo khi đến nhà gái như một phần thể hiện sự tôn trọng, báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ cô dâu. Những lễ vật này thường là trầu cau, chè thuốc, rượu mứt hạt sen, bánh cốm, bánh phu thê,…

Trong đám hỏi, thường sẽ có 5 tráp tượng trưng cho lời chúc phúc “trăm năm hạnh phúc” mà các đấng sinh thành gửi gắm đến con cái. Lễ vật trong đám hỏi đều mang ý niệm về hạnh phúc, sự đủ đầy. Chất lượng và số lượng lễ vật có thể thêm bớt tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. 

Lễ vật là phần không thể thiếu trong các đám cưới

Lễ vật là phần không thể thiếu trong các đám cưới

Nghi thức xin dâu, đón dâu.

Đây là nghi thức truyền thống lâu đời và cần thiết trong các đám cưới Việt Nam. Đây sẽ là phần việc được đảm nhận bởi những người có vai trò đặc biệt, quan trọng trong họ hàng. Với bài phát biểu trang trọng của các cụ, các bác trong gia tộc sẽ biểu hiện cho việc cô gái chính thức được gia nhập vào dòng họ nhà trai và có tên trong gia phả nhà trai từ giờ phút này. Nhà gái cũng cảm thấy được tôn trọng khi con gái của mình được rước về một cách bài bản, đàng hoàng.

Xin dâu, đón dâu là nghi thức truyền thống lâu đời và cần thiết trong các đám cưới Việt Nam

Xin dâu, đón dâu là nghi thức truyền thống lâu đời và cần thiết trong các đám cưới Việt Nam

Nghi thức thắp hương cho tổ tiên

Nghi thức thắp hương tổ tiên sẽ diễn ra ngay sau nghi thức nhận dâu, nhận rể. Theo đó, các cặp đôi sẽ cùng bố mẹ vào thắp hương kính báo tổ tiên hai bên gia đình với sự góp mặt của thành viên mới trong gia phả. Đây chính là nghi lễ mang đậm truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “nhớ về cội nguồn”…của người Việt Nam ta. 

Của hồi môn

Của hồi môn là những món quà ba mẹ tặng cho con gái khi đi lấy chồng. Kỷ vật đánh dấu cho sự rời xa vòng tay của cha mẹ để bắt đầu cho cuộc sống hôn nhân. Đó có thể là lắc tay, vòng, hay kiềng vàng, tài sản có giá trị khác…Của hồi môn nhằm chúc con cái mình được hạnh phúc cũng như là món quà khởi nghiệp hay vốn làm ăn ba mẹ dành tặng cho các con của mình sau này. Không chỉ riêng ở Việt Nam mà phong tục này còn xuất hiện ở các nước Châu Âu, Châu Phi, Nam Á và nhiều nơi khác trên thế giới.

Của hồi môn là những món quà ba mẹ tặng cho con gái khi đi lấy chồng

Của hồi môn là những món quà ba mẹ tặng cho con gái khi đi lấy chồng

Trên đây là 7 yếu tố đặc trưng trong mỗi đám cưới truyền thống ở Việt Nam mà nhà hàng tiệc cưới Riverside Palace đã mang đến cho bạn. Có lẽ giờ thì bạn đã phần nào hiểu sâu sắc hơn về những phong tục, tập quán của ông cha ta để lại trong một đám cưới. Từ đó, trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của tổ tiên. 

>>> Xem thêm: Dịch vụ cung cấp tiệc cưới uy tín, chuyên nghiệp tại TPHCM ở đây.

Article Categories:
Nhà Hàng - Tiệc Cưới

Comments are closed.

Shares